10 ĐIỀU NÊN – 6 ĐIỀU ĐỪNG
Dưới đây là những bài học hữu ích rất đáng học hỏi dành cho bố mẹ, sẽ giúp việc đồng hành cùng con trở nên nhẹ nhàng, bình an hơn.
10 điều nên
1. Hãy dành nhiều tình cảm và sự khuyến khích tới con bạn
2. Khen thưởng cho hành vi tốt. Hãy ghi nhận và dành lời khen ngợi cho con cái và chú ý vào những khoảnh khắc mà con đã làm một việc gì đó thật tốt. Trao phần thưởng cho những hành vi phù hợp.
3. Con bạn sẽ sao chép hành động và lời nói của bạn. Vì vậy bạn hãy hành động và giao tiếp theo cách mà bạn muốn con trở thành.
4. Hãy Tử tế, nhưng Kiên định.
5. Loại bỏ những nguy hiểm từ môi trường (như đồ dễ vỡ) trước khi trẻ gặp rắc rối. Phòng ngừa hành vi có vấn đề luôn dễ dàng hơn sửa chữa một vấn đề khi nó đã xảy ra rồi.
6. Bỏ qua một số vấn đề nhỏ hoặc hành vi gây phiền nhiễu. Những vấn đề lớn hơn cần được tập trung giải quyết trước, đặc biệt là nếu hành vi của trẻ có thể gây hại hoặc nguy hiểm.
7. Hãy kiên định. Luôn luôn đối xử với một hành vi chưa phù hợp theo cùng một cách, hoặc con bạn sẽ học được rằng đôi khi chúng có thể thoát khỏi nó.
8. Sửa lỗi cho con ngay sau khi hành vi chưa phù hợp xảy ra, nhưng hãy đợi cho đến khi cơn giận của bạn qua đi. Đếm đến 10 trước khi bạn nói điều gì đó hoặc làm điều gì đó có thể giúp giảm bớt sự tức giận của bạn để bạn kiểm soát bản thân mình tốt hơn.
9. Đưa ra các quy tắc phù hợp với lứa tuổi của con bạn. Quy tắc làm việc tốt nhất cho trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ nhỏ hơn (trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi) chưa hiểu quy tắc – các con vẫn đang trong quá trình tìm hiểu “Quy tắc là gì?”
10. Hãy luôn nhớ và tự nói với mình, nói với trẻ rằng “Hành vi này của con là chưa phù hợp, chưa tốt, nhưng điều đó không nói lên con người của con”. Chỉ tập trung vào hành vi, đừng phán xét Nhân cách.
6 điều đừng
1. Đừng cằn nhằn quá nhiều. Trẻ nhỏ thường “lờ đi” nếu cha mẹ cằn nhằn.
2. Đừng suy luận để đưa quan điểm của bạn đến trẻ em dưới ba hoặc bốn tuổi – chúng sẽ khó mà hiểu được những quan điểm quá rắc rối của người lớn.
3. Đừng chỉ trích con bạn.
4. Đừng có nói với con bạn rằng “Con thật là đứa trẻ xấu xa/ tồi tệ”. Con luôn tốt, chỉ có hành vi là chưa phù hợp.
5. Đừng chửi mắng trẻ. Chửi mắng khiến trẻ lo lắng,hoặc khiến chúng phớt lờ bạn. Nó cũng có thể làm xấu đi hành vi.
6. Đừng đánh đòn. Hãy nhớ – cố gắng đừng bao giờ đánh trẻ.
Nguồn: Hiệp hội bác sĩ gia đình Mỹ